Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Ngôn ngữ lập trình (programming language)


Ngôn ngữ ập trình (NNLT) là ngôn ngữ dùng để diễn tả thuật toán sao cho máy tính hiểu và thực hiện được

Ngôn ngữ lập trình có 3 loại:
- Ngôn ngữ máy (Machine language): Là một tập các chỉ thị dưới dạng mã nhị phân được CPU trực tiếp thực thi. Mỗi chỉ thị thực hiện một chức năng xác định, như tải dữ liệu, nhảy hay tính toán số nguyên trên một đơn vị dữ liệu của thanh ghi CPU hay bộ nhớ. Tất cả các chương trình được thực thi trực tiếp bởi CPU đều là các chuỗi các chỉ thị này.
- Hợp ngữ (Assembly language): Là ngôn ngữ bậc thấp gần với ngôn ngữ máy: Sử dụng các từ viết tắt tiếng Anh để diễn tả câu lệnh. Hợp ngữ hay được sử dụng để viết các chương trình hệ thống, chương trình điều khiển thiết bị vì chạy rất nhanh. Người lập trình hợp ngữ phải có kiến thức về kiến trúc phần cứng biết cách can thiệp vào các thanh ghi, ngắt điều khiển và nhập xuất cổng thiết bị.
- Ngôn ngữ bậc cao còn gọi là ngôn ngữ thuật toán (algorithmic language): Các lệnh được mã hóa bằng một ngôn ngữ gần với ngôn ngữ Tiếng Anh – ngôn ngữ của con người. Chương trình viết trên ngôn ngữ bậc cao phải được chuyển đổi thành chương trình trên ngôn ngữ máy mới có thể thực hiện được. Việc chuyển đổi từ ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy được thực hiện thông qua chương trình dịch. Các phần mềm lập trình thường đã tích hợp sẵn chương trình dịch bên trong. Lập trình bằng ngôn ngữ bậc cao dễ viết hơn vì các lệnh được mã hóa gần với ngôn ngữ tự nhiên. Một lệnh của ngôn ngữ bậc cao cần rất nhiều lệnh hợp ngữ cũng như ngôn ngữ máy. Hiện nay có nhiều các ngôn ngữ lập trình bậc cao như PASCAL, C, C++, C#, Visual Basic, Foxpro, Java, Fortran, Ruby…

Related Posts

There is no other posts in this category.