Lệnh in ra màn hình printf hoặc cout
Khi muốn in ra màn hình bạn có thể sử dụng lệnh printf(...) hoặc lệnh cout<<...
1. Dùng lệnh printf
Lệnh print trong thư viện stdio.h do vậy bạn cần thêm dòng lệnh khai báo thư viện vào đầu chương trình.
#include<stdio.h>
Cách viết lệnh print như sau:
printf("chuỗi định dạng", tham số 1, tham số 2, ... tham số n);
Ví dụ 3: Giả sử biến i có giá trị = 5
Ví dụ 4: Giả sử biến a có giá trị = 7 và b có giá trị = 4
Ví dụ 5: Sửa lại ví dụ 4
Ví dụ 7: Sửa lại ví dụ 4
Ví dụ 8: Giả sử int a = 6, b = 1234, c = 62
Ví dụ 9: Giả sử float a = 6.4, b = 1234.56, c = 62.3
Ví dụ 10: Giả sử float a = 6.4, b = 1234.55, c = 62.34
1. Dùng lệnh printf
#include<stdio.h>
Cách viết lệnh print như sau:
printf("chuỗi định dạng", tham số 1, tham số 2, ... tham số n);
Chuỗi mã định dạng: Được đặt trong cặp " ", gồm 3 loại:
+ Đối
với chuỗi kí tự thường: ghi như thế nào in ra giống như vậy.
+ Đối
với mã định dạng chương trình khi chạy sẽ thay bằng giá trị tương ứng phía sau.
Mã định dạng
|
Giải thích
|
Thí dụ
|
%d hoặc %i
|
Số nguyên hệ cớ số 10 có dấu (cả số âm và số dương)
|
392
|
%u
|
Số nguyên dương hệ cơ số 10
|
7235
|
%o
|
Số nguyên dương hệ cơ số 8
|
610
|
%x
|
Số nguyên dương hệ cơ số 16 chữ tường
|
7fa
|
%f
|
Số thực hệ cớ số 10 chữ thường
|
392.65000
|
%e
|
Số mũ 10 , chữ thường
|
3.9265e+2
|
%g
|
Số thực hệ cớ số 10 chữ thường
(thay % e hoặc % f- không hiện số 0 vô nghĩa) |
392.65
|
%a
|
Số thực hệ cớ số 16 chữ thường
|
-0xc.90fep-2
|
%c
|
Ký tự
|
a
|
%s
|
Chuỗi ký tự
|
sample
|
%p
|
Địa chỉ con trỏ
|
b8000000
|
l: Tiền tố dùng với %d, %u, %x, %o để chỉ số nguyên dài (VD %ld)
+ Các
ký tự điều khiển và ký tự đặc
biệt gồm có
\n : Xuống dòng, về đầu dòng.
\t : Canh cột tab ngang.
\r : Nhảy về đầu hàng, không xuống hàng.
\a : Tiếng kêu bip.
\\ : In ra dấu \
\" : In ra dấu "
\' : In ra dấu '
%%: In ra dấu %
Ví dụ 1:
printf("Bai hoc C \ndau tien. ");
Kết
quả in ra màn hình
Bai hoc C
dau tien.
Ví dụ 2:
printf("Ma dinh dang \\\" in ra dau
\" . \n");
Ký tự điều khiển: \n
Ký tự đặc biệt:
\, " , ", .
Chuỗi ký tự: “Ma
dinh dang” , “in ra dau”
Kết quả in ra màn hình
Ma dinh dang \" in ra dau ".
Ví dụ 3: Giả sử biến i có giá trị = 5
Xuất giá trị biến i
printf("So ban vua nhap la: %d . \n",
i);
Giá trị là biến (kiểu
int) : i
Ký tự điều khiển “\n”
Chuỗi ký tự: “So ban vua nhap la:”
Mã định dạng (kiểu int): “%d”
Kết quả in ra màn hình
So ban vua nhap la: 5.
Ví dụ 4: Giả sử biến a có giá trị = 7 và b có giá trị = 4
xuất giá trị biểu thức a+b; xuất giá trị biến a; xuất giá trị biến b
printf("Tong %d + %d = %d \n", a, b, a+b);
Giá trị 3 là
biểu thức có giá trị là kiểu int : a+b
Giá trị 1, Giá trị 2 là biến (kiểu int) : a, b
Ký tự điều khiển : “\n”
Chuỗi ký tự : “Tong %d + %d = %d \n"
Mã định dạng (kiểu int) : %d, %d, %d
Kết quả in ra màn hình
Tong 7 + 4 = 11
Ví dụ 5: Sửa lại ví dụ 4
printf("Tong 2 so %5d va %3d la %1d .
\n", a, b, a+b);
Nghĩa là : Cần
độ rộng 5 ký tự để in giá trị a
Cần
độ rộng 3 ký tự để in giá trị b
Cần
độ rộng 1 ký tự để in giá trị a+b
Kết quả in ra màn hình
Tong cua 2 so 7
va 4 la 11.
Ví dụ 6: Sửa lại ví dụ 5
printf("Tong 2 so %-5d va %-3d la %-1d
.\n",a,b, a+b);
Nghĩa là : Cần
độ rộng 5 ký tự để in giá trị a
Cần
độ rộng 3 ký tự để in giá trị b
Cần độ rộng 1 ký
tự để in giá trị a+b
Dấu trừ trước bề rộng trường sẽ kéo
kết quả sang trái
Kết quả in ra màn hình
Tong 2 so 7
va 4 la 11.
Ví dụ 7: Sửa lại ví dụ 4
printf("Tong 2 so %02d va %02d la
%04d.\n",a, b, a+b);
Kết
quả in ra màn hình
Tong 2 so 07 va 04 la 0011.
Giá trị 1 thêm 1 số 0 trước -> đủ 2 kí tự
Giá trị 2 thêm 1 số 0 trước -> đủ 2 kí tự
Giá trị 3 thêm 2 số 0 trước -> đủ 4 kí tự
Ví dụ 8: Giả sử int a = 6, b = 1234, c = 62
printf("%7d%7d%7d.\n", a, b, c);
printf("%7d%7d%7d.\n", 165, 2, 965);
Kết quả in ra màn hình Số canh
về bên phải bề rộng trường.
6 1234 62
165 2 965
printf("%-7d%-7d%-7d.\n", a, b, c);
printf("%-7d%-7d%-7d.\n", 165, 2,
965);
Kết quả in ra màn hình số canh về bên trái bề rộng trường
6 1234 62
165 2 965
Ví dụ 9: Giả sử float a = 6.4, b = 1234.56, c = 62.3
printf("%7.2d%7.2d%7.2d.\n", a, b, c);
%7.2d nghĩa là : độ rộng 7 ký tự, lấy 2 số
thập phân
Kết quả
in ra màn hình như sau:
6.40 1234.56
62.30
Ví dụ 10: Giả sử float a = 6.4, b = 1234.55, c = 62.34
printf("%10.1d%10.1d%10.1d.\n", a, b,
c);
printf("%10.1d%10.1d%10.1d.\n", 165,
2, 965);
Kết quả
in ra màn hình
6.4 1234.6
62.3
165.0 2.0 965.0
printf("%-10.2d%-10.2d%-10.2d.\n", a,
b, c);
printf("%-10.2d%-10.2d%-10.2d.\n",
165, 2, 965);
Kết quả
in ra màn hình
6.40 1234.55 62.34
165.00 2.00 965.00